Khi tìm 1 web hosting để bắt đầu xây dựng một website vừa ý. Bạn cần giải quyết được các câu hỏi sao cho Hosting này phù hợp với website của mình.
Vậy phù hợp là hợp ở cái gì thì trong bài Cách tìm hosting phù hợp cho website của bạn Đệ Tứ Sama đã có trình bày rõ ràng.
Tuy nhiên, đó là phần kiến thức để nhận xét các loại hosting. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa các loại hosting đang được cung cấp là gì? Chúng ta sẽ đi vào các thông tin cần thiết so sánh các loại hosting ngay sau đây.
Shared Hosting – hosting giá rẻ, nhưng tại sao lại rẻ ?
Đúng như dòng tựa đề cho phần này, chúng ta biết Shared Hosting là hosting giá rẻ. Nhưng tại sao nó rẻ thì chúng ta cần bóc tách vấn đề này để xem rõ sự tình.
Trước tiên nếu bạn chưa thực sự biết Web Hosting là gì thì cần phải đọc bài ( 6 Thuật ngữ cơ bản nhất về website cần biết ).
Vậy đấy, Web hosting thật sự giống như một cụm máy tính lưu trữ dữ liệu. Như vậy nhà cung cấp khi mua một máy tính có ổ cứng 500 Gb mà lại dành cho 1 blog mỗi tuần mới đăng 1 bài thì quả là dùng dao mổ trâu để giết ruồi rồi phải không?
Vậy nên, họ ( nhà cung cấp hosting ) chia, tách ổ cứng ( Hosting ) đó ra làm nhiều phần và phục vụ cho nhiều website dẫn đến một hệ quả( Chưa chắc là xấu nhé mọi người).
Đó là, Các website sẽ sử dụng chung 1 cấu hình máy tính, cùng 1 bộ RAM, một ổ cứng… Hay nói cách khác giống như một xóm trọ sinh viên vậy, các bạn sẽ dùng chung các tiện nghi của xóm trọ.
a. Vậy ưu điểm shared hosting là gì
#1 – Shared hosting có giá thành rẻ
Đương nhiên rồi, đã làm ra cái trò chia miếng bánh ra thì phải giảm tiền đi thôi, và cũng là chiến lược sản phẩm của các nhà cung cấp shared hosting. ví như bán 1 miếng đất to giá 20 tỷ nhưng sau khi chia ra mỗi 4 mảnh thì giá mỗi mảnh bán chỉ cần 6 tỷ là có trong tay 24 tỷ rồi phải không. như vậy người dùng chỉ phải mua 1 miếng đất với giá giảm đi còn 1/3 thôi.
Nếu bạn chỉ cần thiết kế landing page bán hàng mà có số lượng khách truy cập ít thì thực sự một shared hosting là quá đủ. Vì ít người truy cập nên băng thông và tài nguyên cần sử dụng là ít, như vậy chúng ta dùng chung có thể sử dụng chung tài nguyên hosting.
#2 – Chẳng cần biết kỹ thuật, dễ sử dụng lắm
Hiện tại các nhà cung cấp hosting hầu như đều sử dụng các công cụ giúp quản lý hosting trực quan hơn và một giao diện hết sức quen thuộc mà người đã dùng qua hosting cũng biết.
Chính là Cpanel – Quản lý hosting dễ dàng. các chức năng được xây dựng khá đầy đủ. Hơn nữa là đội ngũ hỗ trợ của shared hosting cũng luôn trực chờ 24/7 để giải quyết yêu cầu của các bạn.
b. Nhược điểm của Shared hosting
#3 – Shared hosting bị giới hạn tài nguyên sử dụng
Như đã nói ban đầu, chia sẻ tài nguyên tức là chúng ta sẽ không thể thoải mái sử dụng chúng. Tức là bị giới hạn. Vậy nên chúng ta cần cân nhắc khi sử dụng shared hosting. Tốt nhất là hãy để ý tới các thông số được cũng cấp về Shared hosting.
#4 – Shared hosting bảo mật kém ?
Chú ý nhé, cái này không có nói là nhà cung cấp hosting bảo mật kém nhé tuy nhiên. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta sử dụng chung 1 cụm máy.
Như vậy nếu các website cùng sử dụng chung shared hosting với chúng ta mà bị hacker xâm nhập, tực là thiết kế website của người dùng chung hosting với chúng ta có lỗ hổng bảo mật.
Vậy thì sao nhỉ ? Thực ra hacker có thể từ website bị xâm nhập đó mà chiếm quyền kiểm soát các website còn lại. và như vậy chúng ta cũng đồng thời có nguy cơ bị hại tiếp theo.
Tuy nhiên cũng không quá đáng sợ nếu chúng ta không sử dụng các mã nguồn được chia sẻ tràn lan trên mạng hoặc các Theme hoặc plugin Null thì sẽ đỡ bị tấn công hơn. ở đây thì quảng cáo xíu, mình có nhận thiết kế website bán hàng uy tín nhé.
#5 – Bạn không phải là chủ của shared hosting. Thiếu tính chủ động
Thực ra nếu bạn không biết nhiều về kỹ thuật thì cũng không cần quan tâm lắm, nhưng mình cũng nêu ra vấn đề thực chất thì bạn không thể tùy biến các thông số của hosting để giúp nó tối ưu hiệu suất hơn.
Thí dụ như bạn chỉ dùng chiếc máy tính của mình để làm Photoshop nhưng bạn lại không được xóa các phần mêm nặng như 3Ds max, hay After Effect và những thứ chạy ngầm làm tốn tài nguyên của bạn.
Shared hosting dùng được nhưng cần xem xét, phù hợp với mặt hàng ít người truy cập và người kinh phí ít, Bạn không phải là chủ nhân thực sự của hosting, bạn cố bảo mật quá nhưng mấy anh trọ cùng không bảo mật thì cũng tèo
VPS Hosting – dùng cho website có lượng truy cập trung bình
Mình cũng đã có loạt bài viết riêng về VPS Hosting cùng cách sử dụng và các thủ thuật liên quan cho ngườ cần ở ( Loạt bài về VPS Hosting – Khái niệm, Cách dùng, Thực hành ).
Vậy mình sẽ nêu ra các điểm chốt ở bài này để các bạn so sánh với các loại hình còn lại.
a. VPS Hosting là gì ?
Viết tắt của Virtual Private Sever ( Hiểu theo kiểu từ ngữ thì là máy chủ ảo được cá nhân hoá).
Hiểu thế nào cho dễ ? Các bạn tưởng tượng nó dùng một cái trò gọi là công nghệ ảo hoá để tách biết được việc sử dụng chung tài nguyên giúp khắc phục cái điểm yếu của anh Shared hosting ở trên kia kìa.
Đặc biệt nhé, mặc dù nó nói là ảo nhưng mà kết quả là thật đó nhé 🙂 Nó thực sự tạo ra các VPS hosting riêng biệt, tách biệt.
b. Ưu điểm của VPS Hosting
#1 – Bạn là chủ nhân của căn phòng VPS Hosting
Bạn hoàn toàn làm chủ VPS Hosting của mình như một sever riêng biệt, bạn thích làm gì thì làm, cài cái này , cài cái kia, mà thích thì bạn cài window lên vps chơi cho vui cũng được nhé.
Không đùa đâu, nhiều người sử dụng VPS hosting để làm 1 user ( người dùng ) giả tạo để làm một vài việc nào đó.
#2 – Tối ưu hoá được chuyên sâu
Đương nhiên rồi, căn phòng là của bạn, bạn có quyền trang trí cho nó. Như vậy bạn có thể sử dụng VPS hosting cho nhiều mục đích khác nhau.
Nếu bạn truy cập vào bên cung cấp VPS Vultr bạn sẽ thấy có kha khá các loại hệ điều hành ( OS ) mà họ gợi ý cho bạn cài đặt lên VPS của mình, ví như Centos, Linux, … hay các ứng dụng như VPN, WordPress…. chỉ cần ấn nút là cái…
Mình đã có loạt bài hướng dẫn về VPS Vultr tại ( Hướng dẫn thực hành VPS Vultr – loạt bài có video )
#3 – Với option vừa tầm mà giá lại hợp lý
Đối với VPS chúng ta khắc phục được lỗi từ Shared hosting và có thể chọn lựa một VPS vừa tầm với chúng ta, chủ động được các thành phần bên trong.
c. Nhược điểm của VPS hosting
#1 – Bạn cần có kiến thức kỹ thật
Nói nhược điểm thì có phần hơi quá, nhưng thực sự để có thể quản lý 1 Vps tốt thì bạn cũng cần có được những kiến thức nền cần thiết.
Chí ít là cá loại như ( Cài đặt VPS Hosting , kết nối VPS để sử dụng, Bảo mật VPS cơ bản,…) úi có vẻ lằng nhằng nhỉ ? Không hẳn đâu nhé. vì sao ?
Vì những phần đó đều có thể tìm thấy trên internet, trên các trang blog cá nhân và cũng tương đối đủ dùng.
Còn nếu bạn lười thì mình đã tổng hợp một số vấn đề cần thiết trong các bài viết dưới đây :
Kiến thức căn bản sử dụng VPS ( Thực hành trên VPS Vultr)
Cài đặt VPS sử dụng Hocvps Script để quản lý và chạy website wordpress
Các loại ứng dụng hỗ trợ cài đặt sẵn có trên Vultr VPS
#2 – Phụ thuộc vào máy chủ vật lý tạo ra nó.
Như đã nói, VPS được tạo ra bằng công nghệ ảo hóa một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ vật lý.
Hãy tưởng tượng, bạn dùng 1 công nghệ ảo tạo ra nhiều phân vùng để cài song song nhiều hệ điều hành trên 1 máy tính như vậy hệ điều hành riêng biệt rồi. Nhưng cái máy tính kia mà hỏng thì hệ điều hành nào mà sống được nữa phải không.
Như vậy VPS Hosting chạy ổn định hay không cũng lại dựa vào sự ổn định từ cụm máy vật lý của nhà cung cấp.
#3 – Con dao 2 lưỡi về Kỹ thuật
Do có những đặc thù về tối ưu kỹ thuật cho VPS , nó riêng mà , nên bạn vẽ nó phiên bản a thì nó vẫn là a, bạn mà ko biết cách nâng cấp hay kỹ thuật tối ưu cho cái VPS và ứng dụng bên trong nó thì nó sẽ trở thành càng ngày cang lỗi thời phải không.
VPS Hosting là lựa chọn phổ biến trong những người làm về các website có lưu lượng truy cập trung bình, khá. Vps khắc phục các vấn đề bảo mật của Shared hosting, Vps là của bạn và bạ là chủ
. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết kỹ thuật phần nào đó và có kinh nghiệm trong sử dụng VPS
Cloud Hosting
đang cập nhật …
WordPress Hosting
đang cập nhật …
Dedicated Server Hosting
đang cập nhật …